Lịch sử Hãn quốc Kazan

Lãnh thổ trước đây của Volga Bulgaria (Kazan Ulus hay công quốc Kazan) có thể đã giành được độc lập từ trong Kim Trướng hãn quốc đang tan rã vào khoảng thế kỷ 15. Công quốc này là tự quản và duy trì triều đại của các nhà cầm quyền người Bolgar. Bất kể địa vị pháp lý như thế nào của tiền-nhà nước này, thì người sáng lập ra hãn quốc vẫn là Olug Moxammat. Điều này diễn ra khoảng năm 1437 hay 1438 khi ông lấy tước hiệu hãn và chiếm ngai vàng của Kazan với sự hỗ trợ từ giới quý tộc địa phương. Người ta cho rằng sự chuyển giao quyền lực từ triều đại của người Bolgar địa phương sang cho cho gia đình Moxammat đã được con trai ông là Maxmud hoàn thành năm 1445.

Trong suốt lịch sử của mình, hãn quốc này đã nằm trong các rối loạn và tranh đấu nội bộ vì ngai vàng. Các hãn đã thay thế nhau cả thảy 19 lần trong 115 năm. Có tổng cộng 15 hãn đã cai trị, một số đã nhiều lần lên ngai vàng. Hãn thông thường được các quý tộc bản xứ và thậm chí là cả các công dân bầu ra theo truyền thống để lại từ thời Thành Cát Tư Hãn.

Lịch sử sơ kỳ

Xem thêm: Chiến tranh Nga-Kazan

Trong thời kỳ cai trị của Olug Moxammat và con trai ông là Maxmud, các lực lượng Kazan đã cướp bóc Muscovy và các vùng đất phụ thuộc công quốc này nhiều lần. Vasily II của Moskva (1415-1462), tham gia vào cuộc chiến tranh Nga-Kazan để chống lại người Tatar và đã bị đánh bại trong trận đánh gần Suzdal ngày 6 tháng 6 năm 1445 và bị ép buộc phải nộp tiền chuộc cho hãn Kazan.

Tháng 7 năm 1487, đại công tước Ivan III (1440-1505) của Moskva chiếm đóng Kazan và dựng lên một thủ lĩnh bù nhìn là Möxämmädämin lên ngai vàng của hãn quốc Kazan. Sau đó, hãn quốc Kazan trở thành lãnh thổ bảo hộ của Moskva và các thương nhân Nga đã được phép buôn bán tự do trong khắp lãnh thổ của hãn quốc. Những người ủng hộ cho liên minh với đế quốc Ottomanhãn quốc Krym đã cố gắng khai thác các bất bình của dân chúng để kích động bạo loạn (năm 1496, 15001505), nhưng không thu được kết quả đáng kể nào.

Năm 1521, Kazan thoát ra khỏi sự thống trị của Moskva, quyết định tham gia vào hiệp ước tương hỗ với hãn quốc Astrakhan, hãn quốc Crimeahãn quốc Nogay. Các lực lượng liên minh của hãn Muhamed Giray và đồng minh Crimea sau đó tấn công Muscovy và bắt hơn 150.000 người làm nô lệ. Biên niên sử Nga ghi chép lại khoảng 40 cuộc tấn công của các hãn Kazan lên trên lãnh thổ Nga (chủ yếu trong khu vực Nizhniy Novgorod, Murom, Vyatka, Vladimir, Kostroma, Galich) trong nửa đầu thế kỷ 16.

Thập niên cuối cùng

Sự tiếp viện của Krym đã không làm những thành phần thân Moskva trong hãn quốc Kazan thích thú và một số quý tộc đã kích động cuộc nổi dậy năm 1545. Kết quả là sự phế truất Safa Giray. Một người thuộc phái thân Moskva là Şahğäli đã chiếm ngai vàng lần thứ hai. Tiếp theo năm này, Moskva đã tổ chức một số chiến dịch để áp đặt sự kiểm soát lên trên Kazan, nhưng các cố gắng này không đạt được kết quả.

Các hãn Kazan có cờ riêng hay không vẫn là điều chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người Hà Lan Carlus (Carel) Allard cho rằng Caesar của Tataria sử dụng hai loại cờ, và Zilant được thể hiện trên lá cờ thứ nhất. Cũng không rõ là Caesar của Tataria có phải là hãn Kazan hay không.

Với sự hỗ trợ của người Nogay, Safa Giray trở lại ngai vàng. Ông tử hình 75 quý tộc, và phần còn lại của lực lượng đối địch với ông bỏ chạy sang Muscovy. Năm 1549 ông chết, và con trai mới 3 tuổi của ông là Ütämeşgäräy được công nhận là hãn. Nhiếp chính và là người cai trị trên thực tế (de facto) của hãn quốc là Söyembikä, mẹ của hãn nhỏ tuổi này. Chính quyền của ulan Qoşçaq giành được mức độ độc lập tương đối dưới thời cai trị của bà.

Vào thời gian đó các thân thích của Safa Giray (bao gồm cả Devlet I Giray) đang ở Krym. Sự mời họ trở lại ngai vàng của Kazan đã bị phần lớn các quý tộc bản xứ làm vô hiệu lực. Dưới thời chính quyền Qoşçaq các quan hệ với Nga tiếp tục xấu đi. Một nhóm các quý tộc bất mãn vào đầu năm 1551 đã mời người ủng hộ Sa hoàng Ivan Hung ĐếŞahğäli lên ngai vàng lần thứ ba.

Vào cùng thời gian đó, các vùng đất về phía đông sông Volga (Chuvashia) đã được nhượng lại cho Nga. Ütämeşgäräy, cùng với mẹ của mình, đã bị đưa tới Moskva để cầm tù. Şahğäli chiếm ngai vàng của Kazan cho tới tháng 2 năm 1552.Các phần tử chống Moskva trong chính quyền Kazan đã lưu đày Şahğäli và mời hoàng tử AstrakhanYadegar Moxammad, cùng với người Nogay, tới giúp họ.

Sụp đổ

Kazan sau đó bị bao vây. Các lực lượng của Ivan IV đã tấn công từ thành Sviyazhsk của Nga. Tháng 8 năm 1552, người Nga đánh bại bộ binh Tatar, đốt cháy Archa và một số thành quách khác. Sau hai tháng vây hãm và phá hủy các bức tường của pháo thành vào tháng 10 năm 1552, các lực lượng Nga đã tiến vào thành phố. Một số những người bảo vệ thành phố đã chạy thoát nhưng phần lớn đã bị giết. Yadegar Moxammad bị bỏ tù và dân cư bị tàn sát. Biên niên sử Kazan ghi chép rằng có khoảng 110.000 người đã bị giết, cả dân thường lẫn quân nhân, nhưng con số mang tính chất sử thi này không nên coi là chính xác, do rất có ít khả năng là dân cư của Kazan khi đó có thể trên 40.000 người.

Sau khi Kazan thất thủ, các lãnh thổ như UdmurtiaBashkortostan đã sáp nhập vào Nga mà không xảy ra mâu thuẫn.Chính quyền của hãn quốc bị thủ tiêu, các quý tộc thân Moskva và trung lập vẫn giữ được đất đai của mình, nhưng những người khác đều bị tử hình. Người Tatar sau đó tái định cư xa khỏi các con sông, con đường và Kazan. Các vùng đất tự do đã được những người Nga và những người Tatar thân Nga tới chiếm. Các Giám mục Chính thống giáo như Germogen đã ép buộc nhiều người Tatar cải đạo.

Kháng cự

Cho tới năm 1558, một phần dân cư vẫn tiếp tục chống lại sự cai trị của người Nga. Các chính quyền của những người nổi dậy đã được thành lập tại ChalemMishatamaq. Nhưng do người Nogay dưới thời Ğäli Äkräm thường xuyên cướp bóc dân cư làm nông nghiệp nên liên minh đã nhanh chóng sụp đổ. Sau cuộc trấn áp hung bạo chống lại những người Kazan nổi loạn thì các thủ lĩnh của họ đã bị hành hình.

Theo một số ước tính[cần dẫn nguồn], dân số của cựu hãn quốc đã bị suy giảm khoảng 500.000 người như là kết quả của các cuộc chiến chiếm đóng. Chính quyền thuộc địa, gọi là Văn phòng Hoàng cung Kazan đã đảm nhận việc Nga hóa người Tatar và các dân tộc khác[2]. Thuật ngữ Tsardom Kazan còn được sử dụng tới tận năm 1708 khi gubernia Kazan (tỉnh Kazan) được thành lập.

Theo một số học giả[cần dẫn nguồn], hãn quốc Kazan đã được tái lập trong một thời gian ngắn thuộc Thời kỳ Loạn lạc với sự giúp đỡ của dân cư một số bộ lạc Nga, nhưng các lực lượng Nga dưới sự chỉ huy của Kuzma Minin đã nhanh chóng dập tắt cuộc nổi loạn này.